Xem thêm:cách chữa đau răng
Răng bị ê buốt có nguyên nhân sâu xa do ngà răng bị lộ ra khi bị viêm nướu, bệnh nha chu hay thường hợp nhất là do mất men răng. Ngà răng là lớp vật chất nằm bên trong của răng bao quanh các dây thần kinh, được bảo vệ bởi men răng. Nếu lớp men răng bị mất đặc biệt là mất chỗ cổ răng, đường viền lợi, sẽ làm ngà răng bị lộ ra và các ống thần kinh phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống nóng lạnh làm kích thích các dây thần kinh gây nên tình trạng đau, ê buốt.
Làm gì khi răng bị ê buốt để hết ngay lập tức?
Có một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng lộ ngà:
- Chải răng không đúng cách, chải quá mạnh theo chiều ngang, dùng bàn chải và kem đánh răng không chuẩn làm bề mặt men răng bị mài và lộ ngà răng.
- Sử dụng nhiều thực phẩm có tính axit như đồ ngọt, bánh kẹo, đường sữa, nước có gas…gây ra mòn và phân hủy bề mặt răng và lộ ngà.
- Bị viêm nướu làm tụt nướu lộ cổ răng, bênh lý sâu răng đặc biệt là sâu chân răng. Răng bị vỡ, nứt làm lộ tủy răng gây nên tình trạng ê buốt kéo dài.
1. Tái khoáng hoặc hàn trám răng
Đối với các trường hợp răng bị ê buốt kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên đến gặp nha sỹ để thăm khám càng sớm càng tốt. Tùy vào từng trường hợp mà bác sỹ sẽ khuyên bạn nên điều trị tủy khi bị viêm tủy hay làm bọc răng sứ khi răng bị vỡ, nứt và trám răng.
Xem thêm: cách chữa đau răng cấp tốc
Với trường hợp ê buốt nhẹ, nha sỹ có thể sử dụng loại gel chứa flouride đặc biệt, súc miệng hoặc thoa lên vùng bị tác động để kiểm tra các triệu chứng. Nếu không có tác dụng, nha sĩ có thể hàn hoặc phủ một lớp chất gắn quanh vùng cổ răng để bao bọc lại ngà răng. Phương pháp này khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao.
Hàn trám sẽ giúp làm giảm tình trạng ê buốt răng
Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân ê buốt răng kéo dài, đặc biệt khó khăn trong ăn nhai mà nguyên nhân nằm ở phần men răng hoặc cổ răng bị mòn thì hàn trám hoặc bọc răng sứ sẽ là biện pháp hiệu quả nhất để điều trị ê buốt răng. Hàn trám là thao tác khá đơn giản khi nha sỹ trám bít một lớp vật liệu bên ngoài để che đi phần răng mất men lộ ngà.
Tuy nhiên, hàn răng thường có độ bền không cao, có thể bị bong bật khi ăn nhai, do đó bạn có thể thực hiện bọc răng sứ để chữa ê buốt. Mão sứ bọc xung quanh răng từ mặt nhai đến sát khít nướu sẽ giúp che đi phần răng thật và hạn chế những tác động bên ngoài như nhiệt độ hay axit đến răng.
Bên cạnh các biện pháp nha khoa chuyên biệt thì các phương pháp chữa ê buốt tự nhiên cũng khá hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Súc miệng bằng nước trà xanh cũng có tác dụng chống ê buốt khá tốt. Lá trà xanh giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi.
Nha sỹ sẽ giúp bạn trả lời “làm gì để hết ê răng“
2. Chăm sóc răng miệng
Hãy sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng đúng cách ngày 2-3 lần. Hãy dùng những động tác ngắn, nhẹ nhàng, chú ý đến đường viền nướu, chải sạch những răng trong cùng của răng, tránh chải răng quá mạnh theo chiều ngang có thể làm tổn thương đến men răng và làm cho tình trạng ê buốt trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn có thể sử dụng các loại gel có chứa flour hoặc loại kem đánh răng giúp chống ê buốt có thành phần flour và potassium nitrate hoặc strontium chloride để sử dụng tại nhà. Những thành phần đó có tác dụng ngăn chặn việc truyền cảm giác từ răng đến các dây thần kinh, đồng thời giúp xoa dịu lợi bằng loại kem đặc biệt.
Súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng sẽ giúp loại bỏ tình trạng viêm nhiễm cũng như giảm ê buốt khá nhiều. Bạn có thể thực hiện ngày 2-3 lần hàng ngày.
Xem thêm: bị ê răng
Vệ sinh răng miệng với kem đánh răng có chứa flo sẽ giúp làm giảm ê buốt
3. Chế độ ăn uống
Bệnh nhân ê buốt răng nên tránh sử dụng những đồ nóng quá hoặc lạnh quá, đồ cay, mặn vì sẽ làm tình trạng ê buốt tăng lên. Tránh xa đồ uống chứa nhiều axit: nước có ga, chanh hay những đồ uống, thực phẩm chứa nhiều đường bởi đây sẽ là môi trường cho vi khuẩn lưu trú và gây bệnh.
Tăng cường ăn nhiều đồ chứa canxi để làm cho răng chắc khỏe hơn như các loại bơ, sữa, phó mát.
Trên đây là một số giải pháp “làm gì khi răng bị ê buốt”, mọi băn khoăn của bạn liên quan đến các bệnh lý răng miệng, vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất.
nguồn: http://chuadaurang.vn/lam-gi-khi-rang-bi-e-buot-de-het-ngay-lap-tuc.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét