Mọc răng hàm ở trẻ là mốc đánh dấu sự trường thành của bé, Tuy vậy sau sự vui mừng đó là một khoảng thời gian khá gian nan cho các bé mà cần phải vượt qua. Bé sắp phải trải qua giai đoạn mọc răng hàm, nhưng bạn lại chưa có những kiến thức cần thiết về vấn đề này. Hãy cùng chúng tôi thảm khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Biểu hiện khi trẻ mọc răng hàm là gì ?
Mọc răng hàm ở trẻ có những triệu chứng biểu hiện khác nhau. Sau đây là một số biểu hiện chung :
+ Sốt nhẹ. Nguyên nhân là khi mọc răng hàm ở trẻ em được các bác sĩ nha khoa cho rằng thời điểm mọc răng của trẻ đồng thời trùng với giai đoạn trẻ đã hết thời gian có được khả năng miễn dịch nhận được từ người mẹ.
- Mọc răng hàm ở trẻ em khiến bé khó chịu hay hay cáu gắt
+ Chảy nước dãi: Dấu hiệu này rất dễ nhận biết ở trẻ nhỏ
+ Ho : Đừng quá lo lắng và nghĩ con mình bị ốm. Việc có nhiều nước dãi trong miệng cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc. Chỉ khi những cơn ho kèm sốt, sổ mũi, dị ứng thì đấy mới là dấu hiệu trẻ bị ốm.
+ Hay nhai đồ : Áp lực khi những mầm răng bé xinh cứ đòi đâm xuyên qua nướu sẽ khiến con không hề thoải mái một chút nào. Trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm bất cứ cái gì chúng có trong tay.
+ Chán ăn:
Sự đau nhức, khó chịu khi những chiếc răng hàm nhú lên sẽ khiến trẻ có hiện tượng chán ăn và lười ăn hơn.
+ Khó ngủ : Khi mọc răng hàm ở trẻ em sẽ khiến trẻ hay bị thức giấc vào ban ngày và đêm.
Để biết chắc chắn bé có mọc răng hàm hay không, các bạn nên đưa bé đến các
Nha khoa uy tín để thăm khám. Sớm có hướng giải quyết.
2. Mọc răng hàm ở trẻ em cần chăm sóc thế nào ?
Việc chăm sóc trẻ khi răng hàm mọc cũng là vấn đề nên được các bậc cha mẹ lưu ý và quan tâm để bé có thể vượt qua giai đoạn mọc răng hàm một cách dễ dàng hơn.
- Với hiện tượng sốt khi mọc răng hàm ở trẻ em: cha mẹ có thể cặp nhiệt độ để theo dõi tình trạng cho bé. Nếu bé sốt cao, trên 38,5C, cha mẹ có thể dùng 1 vài cách để hạ sốt cho bé như:
+ Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
+ Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.
+ Sử dụng thuốc Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần.
- Nếu có gì bất thường khi trẻ mọc răng hàm, cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ sớm
Mọc răng hàm ở trẻ rất dễ dẫn đến tình trạng kém ăn, nên các bậc cha mẹ hãy cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ dễ ăn hơn, đồ nóng hay quá lạnh đều không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra nên giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. hường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu.
Nếu các bạn có bất kì băn khoăn nào về vấn đề mọc răng hàm ở trẻ đừng ngại hãy liên hệ trực tiếp đến nha khoa Paris chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét